Ăn đồ nếp khi có vết thương ?

Đồ nếp là một trong những loại thực phẩm rất được ưa dùng ở Việt Nam. Vào những dịp lễ tết, những món ăn làm từ gạo nếp là những món không thể thiếu như bánh chưng, xôi, bánh giày giò,… Tuy nhiên với những người đang có vết thương, người ta vẫn thường nói là phải kiêng đồ nếp. Vậy ăn đồ nếp khi có vết thương có nguy hại gì không ? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Những bài viết liên quan

>> Phẫu thuật kiêng ăn đồ nếp bao lâu

>> Các giai đoạn lành vết thương

Giá trị dinh dưỡng của đồ nếp

Gạo nếp hay còn có tên khoa học là Oriza – ativa L, đây là một giống lúa phổ biến ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Gạo nếp vị giàu gluxit (chất bột), là dưỡng chất chính trong khẩu phần ăn của người Việt. Người bình thường nếu thiếu tinh bột sẽ dễ bị tụt đường huyết, mệt mỏi, chân tay bủn rủn, làm việc khó tập trung và cảm giác đói cồn cào.

Theo phân tính của Viện dinh dưỡng quốc gia, gạo nếp cung cấp gấp đôi năng lượng cho người sử dụng so với các loại lương thực khác. Phân tích còn chỉ ra rằng trong 100g gạo nếp có chứa:

- 74,9g Gluxit

- 8,6g protid

- 1,5g lipid

- 14g nước

- 0,6g xenluloza

- 0,8g tro

- 32mg canxi

- 98mg phospho

- 1.2mg sắt

Ngoài ra còn rất nhiều các khoáng chất và vitamin khác như Vitamin B1, B2, E … Tùy theo giống lúa và điều kiện khí hậu, địa hình mà chất lượng gạo nếp sẽ có những thay đổi. Gạo nếp tốt cho phụ nữ sau sinh, giúp chị em phụ nữ làm đẹp và phòng chống, hỗ trợ điều trị căn bệnh thiếu máu.

Ăn đồ nếp khi có vết thương ?

Tuy nhiên, theo y học thì gạo nếp có tính ôn ấm và nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng. Đối với những người đang có vết thương thuộc thể hàn, tích độc nhiều thì việc ăn những đồ ăn có tính ôn ấm như gạo nếp sẽ làm tình trạng vết thương nặng thêm và lâu lành hơn.

Cụ thể những chỗ bị sưng, hay vết thương khi sử dụng nhiều đồ nếp sẽ xuất hiện các vết mủ. Những vết mủ đó sẽ khiến cho da lâu liền, dễ viêm nhiễm và gây ra sẹo, khiến chỗ da đó về sau mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, bản chất của gạo nếp là kết dính nên khi ăn sẽ khó tiêu hóa, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, không tiêu.

Vì vậy, khi da đang có những vết thương hoặc những người vừa trải qua phẫu thuật, tốt nhất là nên tránh những loại thực phẩm làm từ gạo nếp để khiến vết thương mau lành hơn và giảm thiểu tình trạng sẹo trên da gây mất thẩm mỹ và nhiều lúc gây khó khăn cho chúng ta. Ví dụ đối với những bệnh nhân thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu, nếu không kiêng những thực phẩm có thể gây sẹo như đồ nếp hay rau muống, vết cắt sẽ để lại sẹo lồi. Vừa gây mất mỹ quan mà còn gặp khó khăn khi quan hệ tình dục hoặc có thể gây đau đớn.

Có thể bạn quan tâm

>> Cắt bao quy đầu kiêng ăn gì ?

Vậy khi có vết thương thì nên ăn gì ?

Những người đang có vết thương hoặc sau phẫu thuật nên ăn những thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, cụ thể như các loại rau cải, rau ngót, rau má, hành tây, rau diếp cá,… Đây đều là những loại rau lành tính và hỗ trợ làm lành vết thương rất hiệu quả, hạn chế được việc hình thành sẹo.

Sử dụng thịt heo nạc, nghệ tươi. Thịt lợn mang lại dưỡng chất dồi dào bổ sung cho cơ thể, những người bị suy nhược. Chất chống oxy hóa, Curcumin và kháng viêm có trong nghệ tươi sẽ ngăn chặn được việc hình thành sẹo lồi và hỗ trợ làm lành vết thương.

Ngoài ra, nên bổ sung các loại trái cây tươi để cung cấp cho cơ thể những vitamin và khoáng chất cần thiết, tăng cường sức đề kháng, phòng chống tình trạng viêm nhiễm ở vết thương.

Vậy là chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi “Ăn đồ nếp khi có vết thương ?” rồi đúng không. Các bạn nhớ nhé, khi có những vết thương hở hoặc những người vừa trải qua cuộc phẫu thuật cần chủ động tránh những thực phẩm làm từ gạo nếp để giúp vết thương mau lành và mang lại tính thẩm mỹ khi lành vết thương về sau.

Nếu các bạn còn thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn của bác sỹ Đào Thế Tân cần giải đáp, các bạn có thể click vào đây để được tư vấn online hoặc gọi điện tới hotline: 02438 255 599 - 0836 633 399 để nhận được sự tư vấn trực tiếp , giải đáp từ các bác sĩ chuyên khoa một cách chính xác nhất.