Các giai đoạn lành vết thương – Có thể bạn chưa biết
Để vết thương có thể lành và liền lại, cơ thể chúng ta phải trải qua 4 giai đoạn chính, đó là giai đoạn cầm máu, giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo. Tùy thuộc vào cơ địa, độ nghiêm trọng của vết thương, sức khỏe của người bị thương mà các giai đoạn có thể nhanh chậm khác nhau hoặc có thể để lại sẹo. Sau đây bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về các giai đoạn lành vết thương.
1. Giai đoạn cầm máu
Đây là giai đoạn khi vừa mới bị thương do các tác động bên ngoài gây ra, nếu vết thương nông và không quá nghiêm trọng, các yếu tố trong cơ thể sẽ tác động lên các mao mạch nhỏ hình thành lên các cục máu đông có tác dụng ngăn chăn sự chảy máu của vết thương. Đối với trường hợp vết thương sâu, chạm tới các mạch máu lớn, các yếu tố đông máu không kịp hình thành những cục máu đông để ngăn chặn quá trình chảy máu, lúc này máu chảy nhanh và nhiều. Vì vậy lúc này phải sử dụng các biện pháp ngăn chặn chảy máu bằng băng gạc, ga rô.
2. Giai đoạn sưng viêm vết thương
Đây là giai đoạn thứ 2 trong quá trình lành vết thương, giai đoạn này diễn ra sau khi đã cầm được máu được một vài ngày. Vết thương lúc này sẽ tấy đỏ, sưng. Máu lúc này đã ngưng chảy, các chất kháng thể tiết ra xung quanh vết thương để có thể phòng chống được nhiễm trùng vết thương. Khi cơ chế làm lành vết thương bắt đầu, cơ thể con người sẽ sản sinh những tế bào mới và mô chữa lành vết thương. Lúc này lớp vảy sẽ xuất hiện trên vết thương, đây cũng là một phần trong giai đoạn sưng viêm vết thương nhằm bảo vệ khi vết thương lành.
3. Giai đoạn tăng sinh
Ở giai đoạn thứ 3 này thường kéo dài 3 – 4 tuần. Nguyên bào sợi là các tế bào ở lớp da trung bì, sẽ tăng sinh ở khu vực vết thương để sản xuất collagen. Collagen sẽ tiếp tục hình thành trong 2 tuần và nối miệng vết thương liền lại. Vết thương muốn mau lành nhanh cần có dinh dưỡng từ máu, thông qua hệ thống mao mạch. Từ hoạt động của các đại thực bào và nguyên bào sợi giúp kích thích hình thành các tế bào nội mô và các mầm mao mạch, tạo ra hệ thống mao mạch nuôi dưỡng vết thương, các mạch máu nhỏ và mao mạch hình thành để giúp chữa lành vết thương.
Khi đang trong giai đoạn này, cần chăm sóc vết thương thật tốt, đúng cách, đúng lúc sẽ giúp tăng cường hệ thống tuần hoàn nuôi dưỡng và chữa lành vết thương một cách nhanh chóng nhất. Khi được máu nuôi dưỡng tốt thì vết thương sẽ ít bị tái viêm nhiễm, vết thương sẽ thu gọn lại và ít để lại sẹo hay để lại sẹo nhỏ nhất. Tùy vào cơ địa mỗi người, sẹo lõm sẽ xuất hiện nếu collagen sản xuất không đủ. Ngược lại nếu collagen sản xuất quá nhiều, gây tích tụ dày đặc sẽ dẫn tới trường hợp sẹo lồi. Ngoài ra cũng có những loại thực phẩm gây sẹo lồi được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng khi chúng ta có vết thương, một số trường hợp sẹo lồi sẽ gây những cản trở, khó chịu, mất thẩm mĩ.
Ví dụ như trường hợp mới phẫu thuật hay nam giới vừa thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu, ăn rau muộng có thể khiến người bệnh bị sẹo lồi về sau. Không những gây mất thẩm mĩ dương vật mà còn gây khó khăn, cản trở và có thể bị đau khi nam giới quan hệ tình dục.
Có thể bạn quan tâm:
>> Tại sao ăn rau muống lại gây sẹo lồi ?
>> Cắt bao quy đầu cần kiêng ăn gì ?
4. Giai đoạn tái tạo
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình hình thành vết thương. Giai đoạn này là giai đoạn khôi phục toàn vẹn chức năng của cá mô. Lúc này bề mặt vết thương đã lành hẳn, khép miệng và liền da. Nhưng ở bên dưới vết thương đẫ lành này, việc tích tụ mô xơ gây sẹo sẽ vẫn tiếp tục diễn ra và có thể kéo dài đến tận 2 năm. Trong khoảng 40 – 60 kể từ ngày lành vết thương, quá trình tạo sẹo diễn ra một cách rất mãnh liệt và đây sẽ là khoảng thời gian quyết định mức độ vết sẹo trên da.
Trên đây, bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin về 4 giai đoạn lành vết thương bình thường ở cơ thể con người. Mong rằng bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn.
Nếu các bạn còn thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn của bác sỹ Đào Thế Tân cần giải đáp, các bạn có thể gọi điện tới hotline: 02438 255 599 - 0836 633 399 để nhận được sự tư vấn , giải đáp từ các bác sĩ chuyên khoa một cách chính xác nhất.